Chào mừng bạn đến với Gia Đình Duy Duy - Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Nghe đọc truyện "Cay đắng mùi đời" của Hồ Biểu Chánh

Tác phẩm : Cay Đắng Mùi Đời 
Tác giả : Hồ Biểu Chánh 
Diễn đọc: Bảo Đức 

 

Hồ Biểu Chánh và Hector Malot (Thụy Khuê 2008)

Mời nghe Thụy Khê bàn về Hồ Biểu Chánh và Hector Malot , giữa Cay Đắng Mùi Đời và Không Gia Đình



Ngoài việc tiên phong xây dựng nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, Hồ Biểu Chánh còn Việt hoá một số tiểu thuyết nổi tiếng của Pháp. Ba tác phẩm Sans Famille của Hector Malot, le Comte de Monte Cristo của Alexandre Dumas, và Les Misérables của Victor Hugo, dưới ngòi bút Hồ Biểu Chánh trở thành Cay đắng mùi đời, Chúa tàu Kim Quy, và Ngọn cỏ gió đùa, đã hoàn toàn «nhập tịch» Việt Nam.

Cách cảm tác của Hổ Biểu Chánh là một trường hợp độc đáo trong tinh thần giao lưu văn hoá Pháp Việt. Khi viết lại truyện Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân, từ văn xuôi sang văn vần, Nguyễn Du giữ nguyên bối cảnh nước Tàu những năm Gia Tĩnh triều Minh. Hồ Biểu Chánh khi viết lại truyện của Malot, Dumas, Hugo, đã nhấc cả bối cảnh lẫn nhân vật tiểu thuyết Pháp vào thế giới ngôn ngữ, triết lý và địa lý vùng Lục Tỉnh Nam Kỳ, khiến cho những phóng tác của ông không còn chút gì dây dưa với nguyên bản nữa, ông đã tạo ra một hình thức liên văn bản cắt nguồn, khác hẳn với những liên văn bản tiếp nguồn như chúng ta thường thấy trong văn học.

Hồ Hữu Tường viết về kinh nghiệm đọc những phóng tác của Hồ Biểu Chánh, như sau : «Từ ấy, tôi có ý tìm những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh để mà đọc. Nào là Nhơn tình ấm lạnh, Ngọn cỏ gió đùa, Chúa tàu Kim Quy v.v... Tôi đọc chúng nó trước khi biết đọc tiểu thuyết Pháp. Tôi tin đó là những tiểu thuyết, mà chính Hồ Biểu Chánh đặt ra, tạo cốt chuyện, tạo nhân vật và lồng vào khung cảnh hoàn toàn Việt Nam(...)

Đến chừng đọc được tiểu thuyết Pháp nào là của Victor Hugo, của Balzac, của Zola, Hector Malot, André Theuriet... thì tôi lại tỉnh mộng lần thứ hai. Té ra những đề tài của các tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh chỉ là những đề tài của các tiểu thuyết trứ danh nước Pháp, mà Hồ Biểu Chánh đã đọc rồi. Không phải Hồ Biểu Chánh dịch thuật mà Hồ Biểu Chánh lại phóng tác (...) Mặc dù lúc ấy mình biết rằng những nguyên tác của (...) hay hơn những bản dịch của Hồ Biểu Chánh, những phóng tác của Hồ Biểu Chánh. Nhưng mà đọc những nguyên tác kia, tôi không có thú vị bằng đọc Hồ biểu Chánh » (trích bài Nhập mộng và tỉnh mộng của Hồ Hữu Tường, Văn số 80, tưởng niệm Hồ Biểu Chánh, Sài Gòn 1967, trang 32).

Nhận xét «nguyên tác hay hơn phóng tác» của Hồ Hữu Tường còn phải bàn lại. Nhưng trong lời tuyên bố trên đây của ông, có một câu đáng chú ý : «đọc những nguyên tác kia tôi không thú vị bằng đọc Hồ Biểu Chánh». Tại sao vậy ? Và không chỉ một mình Hồ Hữu Tường có cảm tưởng ấy, mà bất cứ người Việt nào, khi có dịp đọc cả nguyên bản tiếng Pháp lẫn phóng tác của Hồ Biểu Chánh, đều cảm thấy như vậy. Vậy Hồ Biểu Chánh đã phóng tác như thế nào? Trước hết, ông đã phóng tác bao nhiêu cuốn tiểu thuyết? Số lượng này, được ông ghi rõ trong ký ức «Đời của tôi về văn nghệ» như sau: « Tôi biên dưới đây mấy bộ tiểu thuyết tôi đã viết ra bởi cảm tác tác phẩm nào của Pháp : Chúa tàu Kim Quy bởi Le Comte de Monte Cristo (Alexandre Dumas) Cay đắng mùi đời - Sans famille (Hector Malot) Chút phận linh đinh - En famille (Hector Malot) Thày thông ngôn - Les Amours d’Estève (André Theuriet) Ngọn cỏ gió đùa - Les misérables (Victor Hugo) Kẻ làm người chịu – Les deux gosses (Pierre Decourcelle) Vì nghiã vì tình - Fanfanet Claudinet (P. Decourcelle) Cha con nghĩa nặng - Le calvaire (P. Decourcelle) Ở theo thời - Topaze (Marcel Pagnol) Ông Cử - L’Aristo Đoá hoa tàn – Le Rosaire Người thất chí – Crime et Châtiment » (trích ký ức Đời của tôi về văn nghệ, bản đánh máy)

Theo sự kê khai trên đây, thì trong toàn bộ 64 cuốn tiểu thuyết của ông, có 11 cuốn cảm tác theo tiểu thuyết Pháp, một cuốn theo tiểu thuyết Nga. Về cách cảm tác như thế nào, Hồ Biểu Chánh cho biết: «Đọc tiểu thuyết hay tuồng hát Pháp văn mà tôi cảm thì tôi lấy chỗ cảm đó mà làm đề, rồi phỏng theo ít nhiều hoặc lấy đó mà sáng tác một tác phẩm hoàn toàn Việt Nam. Tuy tôi nói phỏng theo kỳ thiệt chỉ lấy đại ý mà thôi, mà có khi tôi còn lật ngược tới đại ý, làm cho cốt truyện trái hẳn tâm lý, khác xa với truyện Pháp» (trích hồi ức Đời của tôi về văn nghệ).

Tinh thần « cảm tác» của Hồ Biểu Chánh là như thế. Tiểu thuyết Sans Famille (Vô gia đình) của Hector Malot viết năm 1878, được Hồ Biểu Chánh cảm tác thành Cay đắng mùi đời năm 1923. Cốt truyện Vô gia đình như sau: Rémy, một cậu bé con nhà giàu, bị người chú lập tâm bắt cóc ngay từ lúc mới năm, sáu tháng, bỏ nơi công cộng cho ai bắt được đem về nuôi, hy vọng người anh tuyệt tự thì gia tài của anh sẽ về hết phần mình. Rémy được Barberin, một người thợ đẽo đá đi qua nhặt được đem về nuôi, thầm nghĩ cha mẹ đứa bé giàu sẽ đem tiền chuộc lại. Nhưng nhiều năm sau không thấy ai chuộc và bản thân Barberin vì tai nạn nghề nghiệp, cũng rơi vào cảnh khốn cùng. Hắn bán Rémy cho một người hát rong, mặc sự phản đối của người vợ đã gắn bó yêu thương thằng nhỏ như con ruột. Từ đó Rémy sống đời giang hồ lưu lạc, nhiều năm sau mới tìm lại được mẹ đẻ.

Hồ Biểu Chánh mượn cốt truyện ấy để viết Cay đắng mùi đời, nhưng ông đem tác phẩm vào xã hội Việt Nam, vùng lục tỉnh Nam Kỳ, và ông thể hiện một văn phong, một nghệ thuật viết khác hẳn nguyên bản. Lối cảm tác của Hồ Biểu Chánh không giống cách Nguyễn Du cảm tác truyện Kiều. Nguyễn Du theo sát nguyên bản, từ cốt truyện đến chi tiết, đối thoại. Hồ Biểu Chánh, chỉ giữ lại sườn truyện, giữ lại những chi tiết chính và một số nhân vật, ông đổi hoàn cảnh sống, xoá hẳn bối cảnh tâm lý xã hội Pháp, biến tất cả thành thuần Việt. Nói khác đi ông đã Việt hoá tác phẩm của Hector Malot, khiến nó không còn một chút gì dính líu đến văn hoá, xã hội Pháp nữa.

Vậy có thể nói, Nguyễn Du và Hồ Biểu Chánh cùng có mục đích Việt hoá một tác phẩm ngoại quốc nhưng đi bằng hai con đường khác nhau. Tác phẩm của Hector Malot là một mélodrame, một thảm kịch lãng mạn với bút pháp nhẹ nhàng, giọng văn thơ mộng, thành thực. Hector Malot kể chuyện ở ngôi thứ nhất, trong không khí tự truyện, nhập đề bằng giọng của Rémy nói về người mẹ nuôi, tức là Mẹ Barberin: « Tôi là đứa bé rơi người ta nhặt được đem về. Nhưng mãi đến tám tuổi, tôi vẫn tưởng là mình có mẹ như những đứa trẻ khác. Mỗi khi tôi khóc, một người đàn bà dịu dàng ôm tôi vào lòng, ru cho tôi nín. « Chẳng bao giờ tôi đi ngủ mà người không đến hôn tôi, và khi gió đông gián tuyết vào khung kính trắng xóa, người vừa ủ chân tôi vào lòng bàn tay của người vừa hát những lời ru mà ngày nay tôi còn nhớ một vài âm điệu. Khi tôi chăn bò theo dọc bờ bụi hay trên những bãi hoang, bất chợt gặp cơn dông, người tất tưởi chạy đến tay cầm sẵn cái váy len trùm kín đầu và vai tôi. Khi tôi cãi nhau với bạn, người bảo tôi kể lại đầu đuôi và luôn luôn tìm lời ăn ủi hoặc bảo rằng tôi có lý.» (trích dịch Sans Famille của Hector Malot, Collection folio junior, trang 11)

Hồ Biểu Chánh dựng truyện trên ngôi thứ ba, không khí hư cấu. Vẫn người đàn bà ấy, mẹ Barberin, dưới ngòi bút của Hồ Biểu Chánh có tên Ba Thời, hiện ra trong bối cảnh hoàn toàn khác và có những nét như sau: « Con chó vàng thình lình trong nhà vụt chạy thẳng ra sân, thằng nhỏ ngó theo thì thấy ngoài bờ có một người đàn bà xăm xăm đi vô, nó liền la lớn «má về» rồi buông gáo chạy ra nắm tay mừng rỡ mà dắt vô. Người đàn bà nầy trạc chừng ba mươi bốn tuổi, áo xăn ngang, ống quần vo tới đầu gối, nước da không đen không trắng, mặt tròn, chơn mày rặm, mình mẩy ướt loi ngoi, sau lưng có giắt một cây nọc cấy, trên đầu bịt trùm khăn vải trắng, ngoài đội thêm một cái nón lá dừa, đi vô vừa tới sân, mắt liếc ngó chuồng vịt rồi hỏi thằng nhỏ: -Con cho heo ăn rồi hay chưa vậy con ? - Chưa má à! Tôi mới tắm rồi đuổi vô nhà đó đa. -Vịt về đủ hay không con? - Tôi nhốt mà quên đếm (Cay đắng mùi đời, nxb Văn nghệ TPHCM in lại năm 1997, trang 8).

So sánh lối viết của Hector Malot và của Hồ Biểu Chánh trong cách giới thiệu nhân vật này, không những chúng ta thấy sự khác biệt của hai văn tài, mà còn thấy hai lối viết hoàn toàn khác nhau: Hector Malot kể. Hồ Biểu Chánh mô tả. Hector Malot viết theo lối lãng mạn, để tình cảm xen vào ngòi bút, và dùng tình cảm của mình để lôi cuốn người đọc. Hồ Biểu Chánh viết theo lối hiện thực, ông đứng ngoài, mô tả, không lộ một chút cảm tình riêng tư nào của mình. Hồ Biểu Chánh qua vài dòng, làm hiện người đàn bà toàn diện với dáng dấp, y phục, tuổi tác, diện mạo, và sự đối đáp giữa hai mẹ con. Tất cả tạo ra một bức tranh sống động, gián tiếp nói lên tình mẫu tử giữa thằng Được và Ba Thời, qua động tác:“đứa nhỏ la lớn má về và buông gáo chạy ra mừng rỡ”.

Cho nên, không những Hồ Biểu Chánh đem tác phẩm của Malot vào Việt Nam mà ông còn hiện đại hoá tác phẩm của Malot, từ một tự truyện lãng mạn chuyển sang một tiểu thuyết hiện thực tả chân. Đọc thêm một đoạn nữa, đoạn Jérôme Barberin, người chồng, làm thợ ở Paris, tình cờ thấy đứa nhỏ bị bỏ rơi, Hector Malot viết: “Một buổi sáng ở Paris, như thường lệ Jérôme đi làm qua con đường mang tên đại lộ Breteuil, rộng và nhiều cây; anh ta nghe tiếng trẻ khóc, dường như phát ra từ một khung cửa vườn. Trời mới rạng đông, tháng hai. Anh ta lại gần và thấy một đứa bé nằm trên thềm. Jérôme nhìn quanh quất xem có ai không, bỗng thấy một người nấp sau một thân cây lớn vội vàng chạy trốn” (Sans Famille, trang 29).

Và cũng đoạn này, Hồ Biểu Chánh viết: “Ba Thời đương đi, thình lình nghe trong bụi lứt dựa gò mả có tiếng con nít khóc. Ban đầu chị ta tưởng ma nhát nên ngực nhẩy hồi hộp, mặt mày tái xanh, muốn bỏ mà chạy. Song chị ta nghĩ trời mới tối không lẽ có ma, mà dầu có ma thiệt đi nữa, đây cũng đã gần nhà, không đủ lo sợ, nên chị ta đứng lại lóng nghe cho chắc coi thiệt phải con nít khóc hay không. Ba Thời đứng lóng nghe thì tiếng khóc một hồi rồi nín. Chị ta vừa muốn bỏ đi, lại nghe khóc nữa. Chị ta mới làm gan lần lần đi vô chỗ bụi lứt coi vì cớ nào mà có con nít khóc trong đó. Đi gần tới thì tiếng khóc lại càng lớn hơn nữa” (Cay đắng mùi đời, trang 16). Tiếp đó, Hồ Biểu Chánh mô tả cảnh Ba Thời bước vô bụi, thấy đứa bé nằm trên cái mền, bèn vội cuốn đứa bé vào mền, rồi ôm cả bọc tất tả đi vào nhà vợ chồng chú Tích gần đấy. Tới nhà chú Tích, Hồ Biểu Chánh viết tiếp: “Ba Thời bèn thuật hết đầu đuôi việc mính xí được đứa nhỏ lại cho vợ chồng chú Tích nghe, rồi mới biểu thím Tích đem đèn lại đặng có dở đứa nhỏ ra coi bao lớn, con trai hay là con gái, có đau ốm chi hay không. Ba Thời ngồi ghé phiá đầu ván, thím Tích thì cầm đèn, còn chú Tích với con Thiện thì đứng ngó. Ba Thời dở mền ra thì thấy một đứa con trai, chừng năm sáu tháng, da trắng, tóc đen, môi son, miệng rộng, cườm tay như ống chỉ, bắp chân như củ cải, đầu đội cái mũ kết bằng lụa màu bông phấn, mình mặc một cái áo đầm cũng bằng lụa màu bông hường, ở truồng mà chưn có mang một đôi vớ bằng chỉ len màu lông két, còn cổ lại có đeo một sợi dây chuyền vàng nhỏ. Đứa nhỏ bị chói đèn nên nheo nheo con mắt một hồi rồi bú tay, ngó đèn không khóc la chi hết. Ba Thời thấy nó trắng trẻo ngộ nghĩnh mà chẳng bịnh hoạn thì mừng húm, liền bồng mà hun trơ hun trất rồi nói rằng: “Con ai như vầy mà đem đi bỏ cho đành! Mình xí được, thôi, để mình nuôi chơi” (trang 17-18).

Tất cả những chi tiết và hoạt cảnh này không có trong tác phẩm của Malot. Thế giới của Malot là thế giới đã qua, trầm lặng của truyện kể trải dài trong quá khứ lãng mạn, bằng một lối viết thơ mộng, chân thực, hiền lành, trong hồi ức. Thế giới của Hồ Biểu Chánh là thế giới hiện tại, sống động, đầy âm thanh và động tác. Hồ Biểu Chánh mở ra một khung trời hiện thực, tả chân. Ông tận dụng triệt để những âm thanh trầm bổng của tiếng Việt, đặc biệt tiếng Việt miền Nam, giàu từ láy, nhiều âm sắc, khiến cho hoạt cảnh Ba Thời nhặt được đứa bé, diễn ra như trong một cuốn phim đầy âm thanh và màu sắc.

Mỗi nhân vật đều được mô tả kỹ càng, từ Ba Thời đến đứa bé năm sáu tháng vừa “xí” được. Không chỉ có cảnh Ba Thời xí được đứa nhỏ, mà tất cả những cảnh khác của Hồ Biểu Chánh, luôn luôn mang tính chất động như thế. Không chỉ đối với Malot, trong một tác phẩm khác, cảm tác Decourcelle, cùng cảnh bắt được đứa nhỏ đem về nuôi, Hồ Biểu Chánh viết: “Gần hết nửa canh năm, hướng đông sao mai đã ló mọc. Bầu trời rực sáng, nên chỗ đen đen, chỗ đỏ đỏ; mặt cỏ gội sương nên khoảnh ướt ướt, khoảnh khô khô. Có một người đàn ông, tuổi trên bốn mươi, ở phía dưới trường đua ngựa cũ Sài Gòn, theo đường quản hạt lầm lũi đi riết lên xóm Chí Hoà, hai tay có ôm một đứa con nít chừng năm, sáu tuổi.(...) Người bồng đứa nhỏ đi đến xóm Chí Hoà rồi quẹo vô một cái bờ nhỏ bên phía tay trái. Bờ quanh co mà lại tối mò, dưới chơn ngọn cỏ đưa ngọn lúp xúp, trên đầu cây giao nhành bít chịt, cảnh coi hiểm lắm, nếu ai không quen thuộc thì trong lúc ban đêm như vầy ắt nhát bước chơn vào. Người nầy tuông ngọn cỏ mà đi xăng xái cũng như ngoài đường trống, chẳng có chút chi bợ ngợ. Đi được chừng vài trăm bước thì tới một cái nhà tranh nhỏ và thấy cửa vách xịch xạc, người ấy giở cửa chun vào kêu rằng: “Mầy a, mầy a, dậy đốt đèn coi nào”. Bước vô nhà rồi, người ấy mò lại bộ ván, để đứa nhỏ ngồi xuống và kêu nữa rằng: “Mầy a , dậy đốt đèn lên”. Ở phía trong có một người đàn bà lục tục mò hộp quẹt đốt đèn rồi bưng ra. Chị ta dòm thấy có một đứa con nít ngồi khóc trên ván thì chưng hửng, nên ngó người đàn ông mà hỏi rằng: - Con của ai ở đâu vậy? - Của họ mới cho tao. - Họ cho mà mình lãnh về làm gì? - Lãnh về nuôi, chớ lãnh làm gì. - Úy! Mẹ ơi, ai mà nuôi con nít cho đặng? (Trích Vì nghiã vì tình, 1929, cảm tác Decourcelle, đoạn mở đầu).

Hai nhân vật trên đây là vợ chồng Tư Cu, Tư Tiền. Tư Cu đi ăn trộm, hắn cạy cửa một nhà giàu, thấy động, không dám vào, trở ra, đợi mấy tiếng sau mọi người ngủ cả, mới vào lại. Vừa vào thì bị thộp cổ. Chủ nhà chịu tha, nếu hắn nhận nuôi một đứa nhỏ, còn cho hắn ba trăm đồng. Hắn mừng húm, ôm đức nhỏ vể, kể chuyện lại cho vợ nghe: “- Chuyện kỳ lắm. Đêm nay tao đi, tao tưởng bị rồi, té ra khỏi hại mà lại may quá. Hồi 12 giờ khuya, tao ghé rình cái nhà lầu ở đường Thuận Kiều. Tao biết nhà ấy là người Việt nên tao không sợ. Tao đứng ngoài cửa sổ mà rình hơn một giờ đồng hồ, trong nhà tối mò mà lại vắng teo. Tao chắc họ ngủ mê tao mới cạy cửa sổ. “Đ.m.”, không dè cửa sổ đó ngay bộ ván, lại có một người nằm đó nữa chớ! Tao nhát nhát, sợ chung vô động ván họ hay. Tao muốn bỏ mà đi làm chỗ khác, ngặt cửa đã phá rồi, bỏ thì uổng lắm, mà trời lại gần sáng, đi làm chỗ nào nữa cho được. Tao đứng rình hoài, đến gần ba giờ tao mới lén chun vô. Tao bò trên ván nhẹ nhẹ, không dè người nằm đó họ hay nên họ cũng rình tao. Tao vừa muốn bước chân xuống đất thì người ấy vùng ngồi dậy, nhảy đạp tao một cái té nằm sấp ngay chừ, rồi nó chận cổ đè trên lưng tao mà bắt tao. - Úy mẹ ôi! sao mình không đánh mà giải vây? - Giải khỉ họ! Tao bị đạp một cái té sấp tức quá, cựa quậy không nổi, còn con dao tao cầm trong tay thì nó văng xa lắc, còn giống gì đâu mà cự. Hồi đó tao tưởng cái mạng tao đã hết rồi, tao chắc phải vô khám, nên tao nằm chịu phép. Thằng bắt tao đó nắm cổ kéo tao dậy rồi dắt tao đi lại chỗ đèn khí mà vặn đèn lên. Tao thấy con dao của tao văng nằm dựa trên ghế, tao muốn nhảy lại giựt chém giải vây, ngặt vì cái ngực tao tức quá, tao liệu thế chống cự không nổi, tao mới ngồi dựa vách tường mà năn nỉ. Thằng thầy bắt tao đó nó còn trai mà nó mạnh thiệt. Nó để tao ngồi đó, nó bước lui, lượm con dao rồi nó cầm trong tay mà hăm tao. Tao cùng thế, tao mới năn nỉ xin nó tha; tao nói mầy đẻ, mà lại đau nặng, không có tiền chạy thuốc, nên tao mới làm bậy, chớ không phải tao quen cái nghề ăn trộm. Thằng thầy đó nó tính giống gì không biết, mà nó nín thinh, một hồi nó biểu tao phải lãnh mà nuôi một đứa con nít thì nó mới chịu thả tao. Tao than nghèo, không có đủ cơm mà ăn, có dư đâu mà dám lãnh nuôi con nuôi. Tao mại hơi với nó vậy mà, biết hôn, miễn nó thả tao rồi thì thôi, thứ con nít mình muốn nuôi thì nuôi, nếu không muốn nuôi thì mình bán cho người khác nuôi chớ có khó gì. Tao mại hơi với nó như vậy mà nó ngu quá, nó lại nói như tao chịu lãnh đứa nhỏ thì nó cho tao tiền bạc mà nuôi. Sướng quá! Tao chịu liền. Nó mới đi bồng thằng nhỏ nó đưa cho tao với mấy trăm đồng bạc. (Trích Vì nghiã vì tình, 1929, cảm tác Decourcelle, đoạn mở đầu).

So sánh đoạn Ba Thời nhặt được đứa nhỏ trong bụi (cảm tác Malot) và đoạn Tư Cu bị buộc nuôi đứa nhỏ (cảm tác Decourcelle), hai khung cảnh hoàn toàn khác nhau, nhưng tính chất “động” trong câu văn và cách tạo “không khí” cho bối cảnh vẫn còn đó: Không khí Ba Thời là không khí nhà quê, Ba Thời đi đêm sợ ma. Không khí Tư Cu là không khí ngoại ô thành thị. Lời kể của Tư Cu rất đặc biệt, không bằng phẳng thẳng tuột như một lời trần thuật, mà gồ ghề, hồi hộp, dật gân. Trong lời kể, hắn chuyển động không ngừng: tao đi, tao tưởng, té ra, tao rình, tao biết, tao đứng, tao chắc, tao nhát nhát, tao muốn bỏ, tao bò, nó chận cổ... Tư Cu không chỉ chuyển động chân tay, mà còn chuyển động trong đầu óc, thay đổi mọi suy tính. Hắn luôn luôn gặp những: té ra, không dè, ngay chừ, như thể hắn bị gài thêm những bất trắc, câu chuyện hắn kể càng tăng sự giật gân, giật cốt. Không khí đạo trích trích không chỉ dùng lại ở cái tên ngoại ô Chí Hoà, dẫn đến khám, đến tù, mà còn nằm trong chữ: lúp xúp, bít chịt, hiểm lắm, ắt nhát, xăng xái, bợ ngợ, xịch xạc... những chữ này đã mang tính “gian”, tính “trộm” trong mình.

Tất cả nằm trong kỳ tình của ngôn ngữ. Chính cái ngôn ngữ ấy đã biến đêm tối thành đạo trích. Biến tĩnh thành động. Ví dụ, Hồ Biểu Chánh tả một bức tranh quê im ắng như sau: “Trong nhà im lìm vắng vẻ, chỉ có mấy con gà giò kiếm ăn chéo chéc dưới sàn, với một con chó vàng ốm, nằm dựa xó cửa lim dim như buồn ngủ. Cách một lát con chó vùng đứng dậy ngoắt đuôi, mấy con gà giựt mình chớp cánh chạy vô buồng, còn ngoài bờ có một đứa trai nhỏ, chừng tám chín tuổi, trần truồng, thủng thẳng lùa một bầy vịt vô sân, sau lưng có một con heo đen ột ệt đi theo lấm lem lấm luốc. Vô tới sân con heo đứng dựa đám rau đắng ngoắt đuôi mà ngó vô nhà, còn đứa nhỏ thì chạy lăng xăng chận bầy vịt mà nhốt. Lúc thằng nhỏ đương đóng cửa chuồng vịt thì con chó thủng thẳng bước ra ngoắt đuôi mừng, rồi liếm cẳng liếm tay, coi như hình tiếp rước. Thằng nhỏ vỗ trên lưng con chó vài cái rồi đi lại chỗ khạp nước để trước cửa đứng mà kêu heo: Quắn, Quắn ột! Quắn ột! ột, ột, ...” (Cay đăng mùi đời, trang 16)

Những hoạt cảnh như thế không có trong tác phẩm của Malot, của Decourcelle nói riêng, và của các nhà văn Pháp nói chung. Dù Malot có muốn, cũng khó có thể mô tả như thế được, bởi vì tiếng Pháp không có dấu. Ngay đến trong tiếng Việt, cũng không tìm thấy nhà văn nào xử dụng ngôn ngữ tài tình như Hồ Biểu Chánh. Nếu trong lời kể của Tư Cu, Hồ Biểu Chánh dùng động từ để đạo diễn hành động của tay ăn trộm bị bắt quả tang, thì trong bức tranh quê, ông dùng toàn vần trắc để đạo diễn các động vật: gà chéo chéc ăn, chó vàng ốm nằm lim dim như buồn ngủ rồi đứng dậy ngoắt đuôi, liếm cẳng, liếm tay, con gà giựt mình chớp cánh chạy, thằng nhỏ trần truồng, thủng thẳng lùa bầy vịt, con heo đen ột ệt lấm lem lấm luốc...

Âm trắc gợi hình và gợi âm nhiều hơn âm bằng. Âm trắc làm cho bức tranh gồ lên trụt xuống. Âm trắc tạo không gian, âm trắc trong văn chương giống như Cézanne trong hội họa dựng những thể khối đề tạo chiều sâu, chiều dầy cho hội họa và mở đường cho hội họa lập thể. Và Hồ Biểu Chánh có hàng trăm cách khác nhau để tạo không khí động như vậy trong một bối cảnh tĩnh.

Nói theo cách phân tích ngôn ngữ học, thì văn phong Hồ Biểu Chánh có hình thức nổi, typographique, khác với văn phong bằng phẳng, linéaire, của Hector Malot. Với cách tạo không khí và quang cảnh bằng chữ nổi, Hồ Biểu Chánh đã xác định một hình thức tả chân sống động, chưa từng có, từ năm 1912 cho đến ngày nay trong văn chương Việt Nam. Trong số những người đi sau, rất lâu sau ông, mới có một Vũ Trọng Phụng, cũng tài tình, bằng một phương pháp khác, đã đạt được tầm cỡ hiện thực tả chân xã hội như Hồ Biểu Chánh.

Trước đây , Gia Đình Duy Duy đã giới thiệu truyện audio "Không Gia Đình" , bây giờ , mời các bạn nghe tác phẩm "Cay Đắng Mùi Đời"

Nghe theo file MP3: "Cay Đắng Mùi Đời (Hồ Biểu Chánh).mp3"



Nghe theo YouTube tại đây



Mời các bạn xem phim "Cay Đắng Mùi Đời" , chi tiết tại đây



Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Chương trình Thánh ca Giáng sinh 2013: Đêm Thánh - Đêm rực sáng yêu thương




00. Lời chào mừng (Lm. Giuse Trần Hoàng Quân)

01. Khai mạc - Maranatha (Sáng tác: Thành Tâm)

02. Phần I: Đêm Thánh - Kinh cầu Giáng sinh (St: Viết Chung - Biểu diễn: Ca đoàn Tổng hợp, Ca trưởng Ngọc Linh)

03. Đêm yêu thương (St: Viết Chung - Bd: Ca đoàn Tổng hợp, Ca trưởng Ngọc Linh)

04. Nơi Bêlem (St: Kim Long - Bd: Bích Hiền, Gia Ân)

05. Silent Night - Dòng Mân Côi Chí Hoà

06. Tiếng muôn Thiên Thần (Nhạc ngoại lời Việt - Bd: Lm. Đăng Linh, Lm. Duy Khánh, Lm. Hoàng Quân, Lm. Hoàng Chương)

07. Đêm hồng phúc (St: Nguyễn Duy - Bd: Duyên Quỳnh, Hoàng Kim, Thuỳ Trâm)

08. Mary's Boy Child (Nhạc ngoại lời Việt), Múa Thiếu nhi Hạnh Thông Tây

09. Mục đồng hành khúc (Nhạc ngoại lời Việt - Bd: Lm. Đăng Linh)

10. Ba Vua lên đường (St: Thông Vi Vu - Bd: Gia Ân, Quang Thái, Minh Khoa)

11. Câu chuyện Giáng sinh (O'Henry)

12. Phần II: Đêm rực sáng yêu thương - Hãy vùng đứng (St: Vinh Hạnh - Bd: Giáo xứ Tân Thái Sơn)

13. Xanh trời Noel (St: Nguyễn Duy - Bd: Ngọc Mai, Khắc Hiếu)

14. Tình yêu Thiên Chúa (St: Đình Diễn, Thế Thông - Bd: Liên Dòng Mến Thánh Giá)

15. Ơn Giáng sinh (St: Nguyễn Duy - Bd: Xuân Trường, Tuyết Mai)

16. Đêm Thánh huy hoàng (St: Nguyễn Văn Đông - Bd: Thanh Sử, Diệu Hiền)

17. Một đêm đông giá

18. Đây con Chúa đã Giáng sinh (Ban hợp xướng Piô X)

19. Hãy yêu nhau đi (St: Trịnh Công Sơn)

20. Ban tổ chức cám ơn (Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hiền)

21. Đức Hồng y chúc mừng Giáng Sinh và năm mới

22. Hang Bêlem (Hải Linh)

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Một số bài giảng phúc âm năm C từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Chúa Nhật 1 Mùa Vọng



Mời nghe một số bài giảng phúc âm năm C từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Chúa Nhật 1 Mùa Vọng

Audio: Bài Thương Khó

Audio: Đàng Thánh Giá

Audio: Suy Niệm Về Sự Phục Sinh

Audio: Giảng Lễ Tiệc Ly

Audio: Giảng Lễ T.6 Tuần Thánh

Audio: Giảng Lễ (1) Phục Sinh

Audio: Giảng Lễ (2) Phục Sinh

Audio: Giảng Lễ (3) Phục Sinh

Audio: Giảng Lễ CN 2 Phục Sinh

Audio: Giảng Lễ CN 3 Phục Sinh

Audio: Giảng Lễ CN 4 Phục Sinh

Audio: Giảng Lễ CN 5 Phục Sinh

Audio: Giảng Lễ CN 6PS (Cha Tuấn)

Audio: Giảng Lễ CN 6PS (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN 7PS - Lễ Chúa Thăng Thiên (Cha Tuấn)

Audio: Giảng Lễ CN 7PS - Lễ Chúa Thăng Thiên (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN 8PS - Lễ Chúa Thánh Thần (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ Chúa Nhật - Lễ Chúa Ba Ngôi 1992 (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN - Lễ Minh Máu Thánh Chúa (Cha Tuấn)

Audio: Giảng Lễ CN - Lễ Minh Máu Thánh Chúa (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN - Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XI TN C (Cha Tùng)

Audio: Giảng Lễ SN Thánh Gioan Tẩy Giả (Cha Tuấn)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XII TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XIV TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XV TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XVI TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XVII TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XVIII TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XIX TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ Đức Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời 15-08-2004 (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XX TN C (Cha Tùng)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXI TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXII TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXIII TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXIV TN C (Cha Khảm 2004)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXV TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXVI TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXVII TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXVIII TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXIX TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN - Khánh Nhật Truyền Giáo (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXX TN C (Cha Tùng)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXXI TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXXII TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXXIII TN C - Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXXIV TN C (Cha Khảm)

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Nghe audio : Trong Thẳm Sâu Của Bí Ẩn (Tập 03)

Trong Thẳm Sâu Của Bí Ẩn – Tập 3

Tác phẩm : Trong Thẳm Sâu Của Bí Ẩn (Tập 03)
Tác giả : Nguyễn Thị Kim Anh
Người đọc : Như Minh
Nhà xuất bản : Trẻ

“…Trước mắt người hầu phòng là thi thể của vị hoàng thân già treo lủng lẳng trên chiếc móc ở khung cửa sổ bằng hai chiếc khăn tay cột vào nhau… Lẽ nào ông ta tự treo cổ được khi mà một bên cánh tay và ba ngón của bàn tay bên kia đã không còn sử dụng được?...”

- Án mạng hay tự vẫn?

- Kẻ mang mặt nạ sắt là ai?

- Đại hồng thủy có thật không?

- Những pho tượng trên đảo Eastern được dựng cho ai?

Còn rất rất nhiều câu hỏi hấp dẫn chờ bạn trong bộ sách TRONG THẲM SÂU CỦA BÍ ẨN. Từng tập một sẽ đưa bạn đến những tầng sâu thẳm nhất của nỗi sợ hãi và hoài vọng nơi con người. Kho tàng bí mật, quái vật nơi biển rộng non cao, chuyện hồn ma bóng quế, những hiện tượng kỳ bí,... tất cả tràn ngập trong bộ sách này để đem đến cho bạn những thang bậc cao nhất của thú vui đọc sách.

Mời các bạn nghe audio tại nguồn sách nói giành cho người mù hoặc Sách Nói Việt tại đây

Phần 1: Giữa huyền thoại và khoa học (hoặc tại đây)

Có chăng sự sống ngoài trái đất? (hoặc tại đây)

Phần 2: Những công trình xây dựng bí ẩn (hoặc tại đây)

Kim tự tháp hình thành từ số pi (hoặc tại đây)

Phần 3: Bí ẩn chốn cung đình (hoặc tại đây)

Huyền thoại cái chết vua Louis XVII (hoặc tại đây)

Nghe theo YouTube

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Nghe audio : Trong Thẳm Sâu Của Bí Ẩn (Tập 02)


Tác phẩm : Trong Thẳm Sâu Của Bí Ẩn (Tập 02)
Tác giả : Nguyễn Thị Kim Anh
Người đọc : Như Minh
Nhà xuất bản : Trẻ

Dù hiện nay các phương tiện nghiên cứu và kiểm tra có tân tiến đến đâu thì những điều không thể lý giải vẫn cứ tiếp tục xuất hiện theo thời gian. Những bí ẩn đó như một thách thức giúp các nhà nghiên cứu không ngừng tiến lên phía trước, giúp con người mở rộng tầm nhìn và trở về với chính mình, với những suy nghĩ, thói quen và cả nỗi sợ hãi của bản thân.

TRONG THẲM SÂU CỦA BÍ ẨN – Tập 2 thuật lại những bí ẩn lớn của các dân tộc, ngôn ngữ và các nền văn hóa, những câu chuyện kỳ bí trong suốt lịch sử loài người, vén màn bí mật nhiều điều mà sử sách đã bỏ qua. Không chỉ thế những câu chuyện trong tập sách này còn mở rộng cánh cửa giúp trí tưởng tượng của độc giả bay bổng, khơi dậy sự hiếu kỳ, đánh thức khát vọng được ngẫm nghĩ, suy tư và mơ mộng của mỗi con người.

Còn rất rất nhiều câu hỏi hấp dẫn chờ bạn trong bộ sách TRONG THẲM SÂU CỦA BÍ ẨN. Từng tập một sẽ đưa bạn đến những tầng sâu thẳm nhất của nỗi sợ hãi và hoài vọng nơi con người. Kho tàng bí mật, quái vật nơi biển rộng non cao, chuyện hồn ma bóng quế, những hiện tượng kỳ bí,... tất cả tràn ngập trong bộ sách này để đem đến cho bạn những thang bậc cao nhất của thú vui đọc sách.

Mời nghe audio tại nguồn sách nói giành cho người mù hoặc theo Sách Nói Việt tại đây

Phần 1: Trong nanh vuốt quỷ (hoặc tại đây)

Quyển sách mồi lửa cho giàn thiêu (hoặc tại đây)

Urbain Grandier là sứ giả của quỷ? (hoặc tại đây)

Phần 2: Bí ẩn xung quanh các dân tộc, ngôn ngữ và nền văn minh (hoặc tại đây)

Người Troy có phải là người Pháp? (hoặc tại đây)

Người Polynesia từ đâu đến? (hoặc tại đây)

Sự xa hoa dành cho người chết (hoặc tại đây)

Nghe theo YouTube

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Nghe audio : Trong Thẳm Sâu Của Bí Ẩn (Tập 01)



Biên soạn : Nguyễn Thị Kim Anh
Người đọc : Ngọc Hiếu
Nhà xuất bản : Trẻ

Dù hiện nay các phương tiện nghiên cứu và kiểm tra có tân tiến đến đâu thì những điều không thể lý giải vẫn cứ tiếp tục xuất hiện theo thời gian. Những bí ẩn đó như một thách thức giúp các nhà nghiên cứu không ngừng tiến lên phía trước, giúp con người mở rộng tầm nhìn và trở về với chính mình, với những suy nghĩ, thói quen và cả nỗi sợ hãi của bản thân.

Còn rất rất nhiều câu hỏi hấp dẫn chờ bạn trong bộ sách TRONG THẲM SÂU CỦA BÍ ẨN. Từng tập một sẽ đưa bạn đến những tầng sâu thẳm nhất của nỗi sợ hãi và hoài vọng nơi con người. Kho tàng bí mật, quái vật nơi biển rộng non cao, chuyện hồn ma bóng quế, những hiện tượng kỳ bí,...

TRONG THẲM SÂU CỦA BÍ ẨN – tập 1 - sẽ đưa người đọc đến những tầng sâu thẳm nhất của nỗi sợ hãi và hoài vọng nơi con người. Bạn sẽ được tiếp cận không chỉ những thông tin mới nhất mà sẽ còn bị hút vào lối dẫn chuyện có tiết tấu nhanh cùng hình ảnh minh họa sinh động. Những hiện tượng kỳ bí, siêu linh, quái vật nơi biển rộng non cao… tất cả tràn ngập trong tập sách này để đem đến những thang bậc cao nhất của thú vui đọc sách.

Mời các bạn nghe audio tại nguồn sách nói giành cho người mù hoăc Sách Nói Việt tại đây

Phần 1: Hiện tượng siêu nhiên (hoặc tại đây)  

Bị trời thiêu (hoặc tại đây)   

Các chiến binh biến vào đám mây (hoặc tại đây)    

Phần 2: Quái vật   (hoặc tại đây)  

Sói, mãnh thú trời Tây  (hoặc tại đây)   

Mỹ nhân ngư, nàng là ai ?   (hoặc tại đây)   

Nghe theo YouTube

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Sách hay : Dạy Con Làm Giàu (13 tập) - Robert T.Kiyosaki & Sharon L.Lechter



SUY NGẪM: Đừng tự hào vì nghèo mà học giỏi. Hãy tự hỏi vì sao giỏi mà vẫn nghèo

Một trong những nguyên nhân khiến người giàu ngày càng giàu, người nghèo ngày càng nghèo, còn giới trung lưu thì thường mắc nợ chính là vì chủ đề tiền bạc thường được dạy ở nhà chứ không phải ở trường.

Hầu hết chúng ta học cách xử lý tiền bạc từ cha mẹ mình, và thường thì người nghèo không dạy con về tiền bạc mà chỉ nói đơn giản là: "Hãy đến trường và học cho chăm chỉ." Và rồi đứa trẻ có thể sẽ tốt nghiệp với một số điểm xuất sắc nhưng với một đầu óc nghèo nàn về cách quản lý tiền bạc, vì trường học không dạy về chuyện tiền nong mà chỉ tập trung vào việc giáo dục sách vở và những kỹ năng nghề nghiệp mà không nói gì về kỹ năng tài chính.
Đó chính là lý do tại sao những nhân viên ngân hàng, bác sĩ, kế toán thông minh dù đạt được nhiều điểm số xuất sắc ở trường nhưng lại gặp nhiều rắc rối tài chính suốt đời. Và những món nợ quốc gia chóng mặt thường bắt nguồn từ những vị lãnh đạo có học vấn cao, nhưng chỉ được huấn luyện rất ít hoặc không có chút kỹ năng nào về vấn đề tài chính.

Một quốc gia có thể tồn tại như thế nào nếu việc dạy trẻ con quản lý tiền bạc vẫn là trách nhiệm của phụ huynh, mà hầu hết họ không có nhiều kiến thức về vấn đề này?

Chúng ta phải làm gì để thay đổi số phận tiền bạc lận đận của mình? Nhà giàu đã làm giàu như thế nào từ hai bàn tay trắng?...

Có lẽ bạn sẽ tìm thấy cho mình những lời giải đáp về các vấn đề đó trong những cuốn sách này. Tuy nhiên, do khác biệt về văn hoá, tập quán và chính thể, có thể một số phần nào đó của cuốn sách sẽ khiến bạn thấy lạ lẫm, thậm chí chưa đồng tình... dù rằng đây là một cuốn sách đã được đón nhận nồng nhiệt ở rất nhiều nước trên thế giới.

Chúng tôi giới thiệu cuốn sách này với mong muốn giúp bạn có thêm nguồn tham khảo về một trong những lĩnh vực cần dạy con trẻ biết trước khi vào đời của các bậc phụ huynh ở các nước khác...

Đây là trọn bộ 13 tập của bộ sách này :

Dạy con làm giàu Tập I: Cha giàu cha nghèo để không có tiền vẫn tạo ra tiền (Rich Dad Poor Dad). [PDF] - [Audio]

Dạy con làm giàu Tập II: Sử dụng đồng vốn để được thoải mái về tiền bạc (The Cashflow Quadrant).[PDF] - [Audio]

Dạy con làm giàu Tập III: Hướng dẫn đầu tư để trở thành nhà đầu tư lão luyện (Guide To Investing) . [PDF] - [Audio]

Dạy con làm giàu Tập IV: Con giàu con thông minh để có khởi đầu thuận lợi về tài chính (Rich Kid Smart Kid). [PDF] - [Audio]

Dạy con làm giàu Tập V: Để có sức mạnh về tài chính nghỉ hưu sớm nghỉ hưu giàu (Retire Young Retire Rich) . [PDF] - [Audio]

Dạy con làm giàu Tập VI: Những câu chuyện thành công (Success Stories) . [PDF] - [Audio]

Dạy con làm giàu Tập VII: Ai lấy tiền của tôi ? (Who Took My Money ?) . [PDF] - [Audio]

Dạy con làm giàu Tập VIII: Để có những đồng tiền tích cực (guide To Becmng Rich Without Cutting Up Your Credit Cards) . [PDF] - [Audio]

Dạy con làm giàu Tập IX: Những bí mật về tiền bạc - điều mà bạn không học ở nhà trường ! (Rich Dad Poor Dad For Teens The Secrets About Money - That You Don't Learn In School !) . [PDF] - [Audio]

Dạy con làm giàu Tập X: Trước khi bạn thôi việc 10 bài học thực tế bạn không nên bỏ qua nếu muốn mở công ty riêng (Before You Quit Your Job 10 Real - Life Lessons Every Entrepreneur Should Know About Building a Multimillion - Dollar Business) . [PDF] - [Audio]

Dạy con làm giàu Tập XI: Trường dạy kinh doanh cho những ngưởi thích giúp đỡ người khác (Business School For People Who Like Helping People) . [PDF] - [Audio]

Dạy con làm giàu Tập XII: Xây con thuyền tài chính của bạn (Prophecy Why The Biggest Stock Market Crash in History is Still coming ... anh How You Can Prepare Yourself and Profit from It) . [PDF] - [Audio]

Dạy con làm giàu Tập XIII: Nâng cao chỉ số IQ tài chính trở nên thông minh hơn với đồng tiền của bạn (Ncrease Your Financial IQ Get Smarter With Your Money) . [PDF] - [Audio]

Download sách pdf, prc từ tập 1 đến tập 13 theo MediaFire tại đây

Xin mời nghe trực tiếp audio Dạy Con Làm Giàu từ tập 01 đến tập 13, nghe theo Playlist YouTube tại đây. hoặc tại đây



Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Nghe audio truyện cổ tích : Mẹ kể con nghe - Biên soạn : Võ Ngọc Châu , Người đọc : Phương Minh.



Tác phẩm : Mẹ kể bé nghe
Người đọc: Phương Minh 
Biên soan: Võ Ngọc Châu

Kho tàng truyện cổ tích vô cùng đa dạng và phong phú , mỗi một câu chuyện là một bài học cho cuộc sống , đặc biệt là cho lứa tuổi thiếu nhi , các bà mẹ trẻ có thể kể cho bé nghe trước khi đi ngủ .

Kỳ này , Blog Duy Duy giới thiệu khoảng 42 câu truyện , mời các bạn nghe đọc truyện, nguồn theo PhatPhapUngDung tại đây :

01. Lợn con học nghề


02. Gà Trống con mời khách


03. Gấu lười mua dưa


04. Hoa Hồng và hoa Loa Kèn

05. Ba chú gấu

06. Khỉ sợ leo cây

07. Con Cua ngang bướng

08. Chuột Nhắt tìm bạn


09. Sẻ con "gì cũng biết"


10. Quạ và Chồn

11. Con Thằn Lằn dối trá

12. Gà và Cáo

13. Ngựa đỏ và Lạc Đà nhỏ

14. Rùa nhỏ tìm việc làm

15. Mua giày

16. Chiếc mũ đỏ

17. Ếch lên cung trăng

18. Chồn và Chuột núi

19. Vì sao Voi được thương?

20. Ai thông minh nhất

 
21. Đom Đóm tìm bạn

22. Cá Vàng con nhổ răng

23. Khỉ con đi học

24. Trời sắp mưa

25. Gấu Chó làm vườn

26. Gấu con nhổ răng

27. Thằn Lằn mượn đuôi

28. Khỉ con ăn quả

29. Voi mẹ và Voi con


30. Chú Rùa thông minh

31. Chồn lái xe

32. Anh em khỉ trồng bắp

33. Ai mất đuôi

34. Lông này của ai?


35. Chim bay trong lưới

36. Bác nông dân và con sói đói

37. Mèo con không vâng lời

38. Ngựa con qua sông

39. Vịt con học bơi

40. Thỏ con "tôi biết rồi"


41. Củ cải lại trở về

42. Ốc Sên dời nhà

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Giáo lý Thánh Kinh: Bài 25 - Lề Luật (Trình bày : ĐGM Phê Rô Nguyễn Văn Khảm)



Bài 25. LỀ LUẬT

WGPSG -- Luật luân lý ấn định những quy tắc hành động dẫn đưa con người tới vinh phúc Thiên Chúa đã hứa, và ngăn cấm những con đường dẫn đến sự dữ khiến con người xa lìa Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô là con đường trọn lành và là mục đích của lề luật, vì chỉ có Người mới ban sự công chính của Thiên Chúa : “Cứu cánh của Lề luật là Đức Kitô, khiến bất cứ ai tin đều được nên công chính” (Rm 10,4).
I. LUẬT LUÂN LÝ TỰ NHIÊN
1. Kinh Thánh
- Roma 2,14-16 : “Dân ngoại là những người không có Luật Môsê, nhưng mỗi khi họ theo lẽ tự nhiên mà làm những gì Luật dạy, thì họ là Luật cho chính mình, mặc dù họ không có Luật Môsê. Họ cho thấy là điều gì Luật đòi hỏi, thì đã được ghi khắc trong lòng họ… Người ta sẽ thấy điều đó trong ngày Thiên Chúa cho Đức Kitô Giêsu đến xét xử những gì bí ẩn nơi con người theo Tin Mừng tôi rao giảng”.
2. Giáo lý
- Luật tự nhiên diễn tả cảm thức luân lý nguyên thủy, nhờ đó con người phân định được điều gì là tốt và điều gì là xấu, điều gì là chân lý và điều gì là dối trá. Luật ấy đã được viết và ghi khắc trong tâm hồn con người. Gọi là luật tự nhiên (lex naturalis) vì những luật đó thuộc riêng về bản tính nhân loại.
- Luật tự nhiên nêu ra những mệnh lệnh đầu tiên và căn bản điều khiển đời sống luân lý. Những mệnh lệnh này được cụ thể hóa trong Mười Điều Răn.
-Luật tự nhiên có giá trị phổ quát, nghĩa là cho tất cả mọi người. Dù sống trong những nền văn hóa khác biệt, luật tự nhiên vẫn là quy tắc nối kết con người với nhau và ấn định những nguyên tắc chung.
- Luật tự nhiên là bất biến và trường tồn qua những biến thiên của lịch sử, ví dụ trộm cắp là một tội.
- Trong hoàn cảnh con người bị ảnh hưởng bởi tội tổ tông, cần có ân sủng và mặc khải để con người có thể nhận biết các chân lý tôn giáo và luân lý cách chắc chắn và vững vàng hơn.
II. LUẬT CŨ
1. Kinh Thánh
- Roma 2,17-24 : “Còn bạn, bạn mang tên là người Do Thái, lại ỷ rằng mình có Lề Luật, và tự hào vì mình có Thiên Chúa; bạn được biết ý Ngài, được Lề Luật dạy cho điều hay lẽ phải; bạn xác tín rằng mình là người dẫn dắt kẻ mù lòa, là ánh sáng cho kẻ ở trong bóng tối, là nhà giáo dục kẻ u mê, là thầy dạy người non dại, vì bạn tưởng mình có Lề Luật là có tất cả tri thức và chân lý. Vậy, bạn biết dạy người khác mà lại không dạy chính mình!..Bạn tự hào vì có Lề luật nhưng bạn lại vi phạm Lề luật, và như vậy bạn làm nhục Thiên Chúa! Thật đúng như lời chép : Chính vì các ngươi mà Danh Thiên Chúa bị phỉ báng giữa chư dân”.
2. Giáo lý
- Luật cũ hay Luật Môsê là luật Thiên Chúa đã mặc khải cho dân Israel trong Cựu Ước, được tóm kết trong Mười Điều Răn.
- Các mệnh lệnh của Mười Điều Răn đặt nền tảng cho ơn gọi của con người, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Những mệnh lệnh ấy ngăn cấm những gì nghịch lại tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân, cũng như quy định những đòi hỏi căn bản của tình yêu đó.
- Luật cũ là sự chuẩn bị cho Tin Mừng, giúp con người đón nhận Đức Kitô và Tin Mừng của Người.
III. LUẬT MỚI
1. Kinh Thánh
- Giêrêmia 31,31-34 : “Ta hoàn thành một Giao Ước Mới với nhà Israel và nhà Giuđa…Ta sẽ ghi vào lòng trí chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng lề luật của Ta; Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là Dân của Ta”.
- Mt 7,12 : “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì luật Môsê và lời các tiên tri là như thế”.
- 1Cor 13 : Bài ca đức Mến “Trong các ân huệ của Thiên Chúa, anh em cứ tha thiết tìm những ơn cao trọng nhất. Nhưng đây tôi xin chỉ cho anh em con đường trổi vượt hơn cả”.
2. Giáo lý
- Luật mới hay Luật Tin Mừng được Đức Kitô công bố trong Bài Giảng trên núi (Mt 5,17-19). Luật mới cũng là ân sủng của Chúa Thánh Thần và luật nội tâm của đức mền, vì luật này hoạt động nhờ đức mến.
- Luật Tin Mừng hoàn thành các mệnh lệnh của Lề luật, không phải bằng cách thêm vào những mệnh lệnh mới, nhưng bằng cách (1) biến đổi gốc rễ của các hành vi, là trái tim, nơi con người chọn lựa giữa thanh sạch và ô uế; (2) quy hướng các hành vi tôn giáo về Chúa Cha, thay vì quy về bản thân mình.
- Toàn bộ Luật Tin Mừng được chứa đựng trong điều răn mới của Chúa Giêsu (Ga 15,12). Khuôn vàng thước ngọc của Luật mới là : “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7,12).
- Giáo lý luân lý trong giáo huấn của các Tông Đồ giúp chúng ta hiểu rõ hơn luật mới của Đức Kitô và áp dụng vào đời sống.
- Ngoài những điều răn, Luật mới còn bao gồm những lời khuyên Phúc Âm, biểu lộ một đức mến muốn đi xa hơn nữa trên đường trọn lành. Những lời khuyên ấy chỉ ra những con đường trực tiếp hơn dẫn đến sự trọn lành, nhưng cần được thực thi tùy theo ơn gọi của mỗi người.
Phút hồi tâm
“Bạn biết dạy người khác mà lại không biết dạy chính mình. Bạn giảng : đừng trộm cắp, nhưng bạn lại trộm cắp! Bạn nói : chớ ngoại tình, nhưng bạn lại ngoại tình! Bạn gớm ghét ngẫu tượng mà bạn lại cướp bóc đền miếu! Bạn tự hào vì có Lề luật, mà bạn lại vi phạm Lề luật, và như vậy, bạn làm nhục Thiên Chúa” (Roma 2,21-24).

Mời nghe audio theo sự trình bày của ĐGM Phê Rô Nguyễn Văn Khảm

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Nghe audio truyện : Thủy Hử và Hậu Thủy Hử ( Thi Nại Am )




Tác phẩm : Thủy Hử
Tác giả: Thi Nại Am



Thủy hử hay Thủy hử truyện, nghĩa đen là "bến nước", là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm Tứ đại danh tác. Tác giả Thủy hử thường ghi là Thi Nại Am; cũng có người cho là của La Quán Trung. Truyện được viết dựa theo sách Đại Tống Tuyên Hòa di sự .Cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

Theo Lỗ Tấn, có tổng cộng 6 bản Thủy hử, thuộc hai loại: 70 hồi và trên 70 hồi. Loại 70 hồi thường chỉ khác nhau chút ít ở hồi cuối cùng - hồi 71, do nhà bình luận hoặc người đứng ra khắc in thêm vào, nhưng đều ghi rõ tác giả là Thi Nại Am và đều dừng lại ở thắng lợi của nghĩa quân - Loại trên 70 hồi có nhiều bản, 100 hồi, 115 hồi, 120 hồi, 141 hồi, trong đó 70 hồi đầu giống nhau, những hồi sau khác nhau về tình tiết câu chuyện nhưng đều nói đến quá trình thất bại của quân Lương Sơn Bạc.

Quá trình tập hợp của các anh hùng thảo dã tại bến nước để hình thành quân khởi nghĩa Lương Sơn Bạc được Thi Nại Am dành 70 hồi để diễn giải. Từ một thảo dân lông bông, Cao Cầu gặp may hết lần này tới lần khác, trở thành sủng thần của vua Tống Huy Tông và được phong chức Thái uý. Mối liên kết giữa các gian thần Cao Cầu, Lương Trung Thư, Vương Tiễn... và bộ máy quan lại tham lam, xảo quyệt, độc ác bên dưới đã làm hại các trung thần của triều đình (Lâm Xung, Võ Tòng, Dương Chí Linh, Tống Giang, Hoa Vinh...) khiến họ lần lượt phải bỏ sự nghiệp đi theo Lương Sơn Bạc.

Cũng có những anh hùng xuất thân nơi thôn dã, không có chức vụ quyền hành nhưng bất bình với sự áp chế, bóc lột của quan lại địa phương như Lý Quỳ, Sử Tiến, Lưu Đường... nên đã ra tay cứu giúp người hoạn nạn hoặc tự cứu bản thân mình, trở thành người phạm tội với triều đình và cũng lên Lương Sơn.

Từng nhóm anh hùng được tập hợp riêng lẻ, rồi sau đó tất cả đều tụ về Lương Sơn. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu về Thủy hử, có những người con đường lên Lương Sơn vòng vo nhiều lần như Tống Giang, lại có những người con đường lên Lương Sơn thẳng tuột như Lý Quỳ. Thủy hử phản ánh thực trạng trong xã hội phong kiến nhiều đời: "quan bức thì dân phản", điều đó rất hợp với tâm lý của đông đảo quần chúng lao động nghèo khổ bị bóc lột, áp bức nên Thủy hử dễ đi sâu vào tiềm thức của nhân dân.

Điều khiến Thủy hử trở nên ly kỳ, hấp dẫn là ngoài tính cách đa dạng của các nhân vật, các tình tiết còn mang nhiều tính bất ngờ, thú vị cho người đọc. Người thủ lĩnh đầu tiên của Lương Sơn Bạc là Vương Luân, nhưng chính Vương Luân lại bị Lâm Xung giết để tôn Tiều Cái. Tiều Cái được xem là người khai sáng Lương Sơn, nhưng lại không thuộc vào số 108 vị anh hùng - không thuộc vào 36 vị thiên cang hay 72 vị địa sát - vì ông bị tử trận trước khi Lương Sơn tập hợp đủ 108 người. Tài năng, tính cách của các anh hùng Lương Sơn cũng phong phú, mỗi người một vẻ. Ngoài những người giỏi chinh chiến trên lưng ngựa như Quan Thắng, Lâm Xung, Hô Duyên Chước, Tần Minh, Đổng Bình... đánh bộ như Lý Quỳ, Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm... còn một đội ngũ các tướng chuyên đánh thủy quân như anh em Trương Hoành - Trương Thuận, 3 anh em họ Nguyễn và cả Lý Tuấn; các quân sư tài ba như Ngô Dụng, Chu Vũ; những người di chuyển nhanh hoặc giỏi đột nhập như Đới Tung, Thời Thiên... Đặc biệt, trong các anh hùng Lương Sơn còn có 3 phụ nữ (Cố Đại Tẩu, Hỗ Tam Nương và Tôn Nhị Nương).

Lương Sơn Bạc phát triển đến cực thịnh ở hồi 70 với việc tập hợp đủ 108 vị anh hùng được phân thứ hạng và nhiệm vụ ở Lương Sơn. Triều đình nhà Tống nhiều lần phát quân đi đánh dẹp đều bị quân khởi nghĩa đánh bại.

Thái úy Cao Cầu đích thân cầm quân đi dẹp, bị quân Lương Sơn bắt sống. Tuy nhiên, do thủ lĩnh Tống Giang mang nặng tư tưởng trung quân ái quốc nên đã sai thả Cao Cầu và xin được về quy thuận triều đình.

Dù bị nhiều ý kiến phản đối (nhất là Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm và Lý Quỳ), Tống Giang vẫn quyết ý dẫn các thủ hạ về quy hàng khi được triều đình chiêu an.

Sau khi về hàng triều đình, quân Lương Sơn được điều đi chống quân nhà Liêu xâm phạm bờ cõi nhà Tống. Quân Lương Sơn thắng quân Liêu liên tiếp nhiều trận, sắp tiến đến kinh đô nước Liêu thì vua Huy Tông theo lời các gian thần, chấp thuận cho nước Liêu giảng hòa và hạ lệnh Tống Giang rút quân.

Trở về, triều đình lại phái quân Lương Sơn đi đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa khác của Điền Hổ, Vương Khánh và Phương Lạp. Với đội ngũ thiện chiến, tài năng, quân Lương Sơn dưới cờ hiệu của triều đình nhà Tống đã dẹp được cả 3 cuộc khởi nghĩa quy mô lớn này.

Khi đánh quân Liêu và các cuộc khởi nghĩa nông dân khác của Điền Hổ, Vương Khánh, họ toàn thắng và không có tướng lãnh nào tử vong. Tuy nhiên, khi đánh Phương Lạp, quân Lương Sơn bị tổn thất nặng. Và khi giặc giã không còn, nhà Tống tìm cách trừ khử họ.

Mời các bạn xem truyện "Thủy Hử" tại đây và "Hậu Thủy Hử" tại đây

Mời các bạn nghe audio truyện "Thủy Hử" theo file MP3

01_Thuy_Hu_Hoi_thu_01.mp3 

02_Thuy_Hu_Hoi_thu_02.mp3 

03_Thuy_Hu_Hoi_thu_03.mp3 

04_Thuy_Hu_Hoi_thu_04.mp3 

05_Thuy_Hu_Hoi_thu_05.mp3 

06_Thuy_Hu_Hoi_thu_06.mp3 

07_Thuy_Hu_Hoi_thu_07.mp3 

08_Thuy_Hu_Hoi_thu_08.mp3 

09_Thuy_Hu_Hoi_thu_09.mp3 

10_Thuy_Hu_Hoi_thu_10.mp3 

11_Thuy_Hu_Hoi_thu_11.mp3 

12_Thuy_Hu_Hoi_thu_12.mp3 

13_Thuy_Hu_Hoi_thu_13.mp3 

14_Thuy_Hu_Hoi_thu_14.mp3 

15_Thuy_Hu_Hoi_thu_15.mp3 

16_Thuy_Hu_Hoi_thu_16.mp3 

17_Thuy_Hu_Hoi_thu_17.mp3 

18_Thuy_Hu_Hoi_thu_18.mp3 

19_Thuy_Hu_Hoi_thu_19.mp3 

20_Thuy_Hu_Hoi_thu_20.mp3 

21_Thuy_Hu_Hoi_thu_21.mp3 

22_Thuy_Hu_Hoi_thu_22.mp3 

23_Thuy_Hu_Hoi_thu_23.mp3 

24_Thuy_Hu_Hoi_thu_24.mp3 

25_Thuy_Hu_Hoi_thu_25.mp3 

26_Thuy_Hu_Hoi_thu_26.mp3 

27_Thuy_Hu_Hoi_thu_27.mp3 

28_Thuy_Hu_Hoi_thu_28.mp3 

29_Thuy_Hu_Hoi_thu_29.mp3 

30_Thuy_Hu_Hoi_thu_30.mp3 

31_Thuy_Hu_Hoi_thu_31.mp3 

32_Thuy_Hu_Hoi_thu_32.mp3 

33_Thuy_Hu_Hoi_thu_33.mp3 

34_Thuy_Hu_Hoi_thu_34.mp3 

35_Thuy_Hu_Hoi_thu_35.mp3 

36_Thuy_Hu_Hoi_thu_36.mp3 

37_Thuy_Hu_Hoi_thu_37.mp3 

38_Thuy_Hu_Hoi_thu_38.mp3 

39_Thuy_Hu_Hoi_thu_39.mp3 

40_Thuy_Hu_Hoi_thu_40.mp3 

41_Thuy_Hu_Hoi_thu_41.mp3 

42_Thuy_Hu_Hoi_thu_42.mp3 

43_Thuy_Hu_Hoi_thu_43.mp3 

44_Thuy_Hu_Hoi_thu_44.mp3 

45_Thuy_Hu_Hoi_thu_45.mp3 

46_Thuy_Hu_Hoi_thu_46.mp3 

47_Thuy_Hu_Hoi_thu_47.mp3 

48_Thuy_Hu_Hoi_thu_48.mp3 

49_Thuy_Hu_Hoi_thu_49.mp3 

50_Thuy_Hu_Hoi_thu_50.mp3 

51_Thuy_Hu_Hoi_thu_51.mp3 

52_Thuy_Hu_Hoi_thu_52.mp3 

53_Thuy_Hu_Hoi_thu_53.mp3 

54_Thuy_Hu_Hoi_thu_54.mp3 

55_Thuy_Hu_Hoi_thu_55.mp3 

56_Thuy_Hu_Hoi_thu_56.mp3 

57_Thuy_Hu_Hoi_thu_57.mp3 

58_Thuy_Hu_Hoi_thu_58.mp3 

59_Thuy_Hu_Hoi_thu_59.mp3 

60_Thuy_Hu_Hoi_thu_60.mp3 

61_Thuy_Hu_Hoi_thu_61.mp3 

62_Thuy_Hu_Hoi_thu_62.mp3 

63_Thuy_Hu_Hoi_thu_63.mp3 

64_Thuy_Hu_Hoi_thu_64.mp3 

65_Thuy_Hu_Hoi_thu_65.mp3 

66_Thuy_Hu_Hoi_thu_66.mp3 

67_Thuy_Hu_Hoi_thu_67.mp3 

68_Thuy_Hu_Hoi_thu_68.mp3 

69_Thuy_Hu_Hoi_thu_69.mp3 

70_Thuy_Hu_Hoi_thu_70.mp3 


Mời nghe audio theo YouTube tại đây :



Mời các bạn nghe audio truyện "Hậu Thủy Hử" , tải về tại đây :



Mời các bạn xem bộ phim tại đây , hoặc xem theo Playlist YouTube tại đây